Siêu âm tuyến vú là kỹ thuật sử dụng sóng siêu âm để tái tạo hình ảnh cấu trúc bên trong của tuyến vú. Căn bệnh về ung thư vú hiện nay đang dần có xu hướng trẻ hoá. Vì vậy cho nên, phụ nữ ở những độ tuổi khác nhau nên thường xuyên thực hiện phương pháp siêu âm tuyến vú để tầm soát và phát hiện sớm ung thư ở tuyến vú. Hãy cùng Dr. Hoa siêu âm cập nhật thông tin về kĩ thuật siêu âm vú nhé.
1. Siêu âm tuyến vú là gì?
Siêu âm tuyến vú là kỹ thuật sử dụng sóng siêu âm để tái tạo hình ảnh cấu trúc bên trong của tuyến vú, giúp phát hiện các bệnh lý về tuyến vú nói chung và hỗ trợ tầm soát ung thư tuyến vú nói riêng.
Siêu âm tuyến vú rất thông dụng, dễ thực hiện, chi phí thấp, với kĩ thuật không xâm lấn và không đau nên thường được các bác sĩ chỉ định trong các trường hợp cần siêu âm tầm soát ung thư vú.
Một trong những ưu điểm nổi bật của siêu âm tuyến vú là tính thông dụng và dễ thực hiện. Quy trình siêu âm tuyến vú không yêu cầu chuẩn bị phức tạp, bệnh nhân có thể thực hiện mà không cần nhịn ăn hay dùng thuốc trước đó. Hơn nữa, phương pháp này không gây đau đớn và không xâm lấn, giúp người bệnh cảm thấy thoải mái trong suốt quá trình thăm khám. Chi phí thực hiện siêu âm tuyến vú cũng tương đối thấp so với nhiều phương pháp chẩn đoán khác, phù hợp với nhu cầu kiểm tra sức khỏe định kỳ của nhiều người.
Trong y học, siêu âm tuyến vú thường được các bác sĩ chỉ định trong các trường hợp nghi ngờ có khối u, nang, hay các bất thường khác trong cấu trúc tuyến vú. Đặc biệt, đây là một công cụ hiệu quả trong việc phát hiện sớm ung thư tuyến vú – căn bệnh ung thư phổ biến ở phụ nữ. Khi kết hợp với các phương pháp khác như chụp X-quang tuyến vú (mammography) hay sinh thiết, siêu âm tuyến vú có thể giúp xác định chính xác tình trạng bệnh, hỗ trợ bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.
Ngoài ra, siêu âm tuyến vú còn được sử dụng để theo dõi sự thay đổi trong tuyến vú theo thời gian, đặc biệt ở những phụ nữ có mô tuyến vú dày, nơi các phương pháp khác có thể gặp khó khăn trong việc phát hiện bất thường. Nhờ tính an toàn và hiệu quả, phương pháp này không chỉ được áp dụng rộng rãi trong tầm soát mà còn trong điều trị và chăm sóc sức khỏe lâu dài.
2. Vì sao phải siêu âm tầm soát ung thư vú?
Với việc chẩn đoán về các bệnh lý liên quan đến tuyến vú, đối tượng khám là những phụ nữ có triệu chứng, việc chỉ định siêu âm sàng lọc ung thư vú là sự lựa chọn hàng đầu của các bác sĩ lâm sàng để xem xét khu trú tại vị trí có bất thường.
Lúc này, kĩ thuật siêu âm tuyến vú có thể cung cấp thông tin rất chắc chắn về nhiều tình trạng lành tính như thay đổi sợi bọc, nang vú, u sợi tuyến vú, áp xe vú…. Đối với những bệnh lý ác tính, khi siêu âm chẩn đoán ung thư vú nghi ngờ thì bác sĩ sẽ chỉ định chụp thêm nhũ ảnh (mammography) hoặc sinh thiết hoặc cả chụp nhũ ảnh và sinh thiết. Lúc bấy giờ siêu âm tuyến vú giúp cho bác sĩ biết cách điều chỉnh lực ép của vú sao cho vừa an toàn vừa đủ đáp ứng thông tin trong chẩn đoán. Siêu âm nhũ còn định vị giúp sinh thiết một cách dễ dàng. Việc phát hiện ung thư vú ở giai đoạn sớm được xem là chìa khóa trong điều trị thành công bệnh ung thư vú. Bởi vì bằng các biện pháp điều trị đặc hiệu, như xạ trị và kết hợp với các phương pháp tiên tiến khác…, bệnh nhân ung thư vú có thể được cứu sống. Ung thư vú giai đoạn 1 thường có tỷ lệ sống cao (trên 5 năm) đạt 80-90%.
Xem thêm: https://sieuamdrhoa.com/dau-hieu-bi-ap-xe-tuyen-sua-trong-sieu-am/
3. Ưu điểm và nhược điểm của việc siêu âm tuyến vú
Siêu âm tuyến vú có các ưu điểm sau:
- Không sử dụng tia bức xạ, an toàn cho phụ nữ mang thai và cả thai nhi trong bụng mẹ.
- Kĩ thuật siêu âm vú 2D không xâm lấn, không gây đau.
- Có thể quan sát chi tiết và toàn bộ cấu trúc của vú.
- Khảo sát tương đối tốt các đối tượng có mô vú đặc.
- Định vị, sinh thiết vú một cách dễ dàng.
- Cung cấp kết quả nhanh chóng, có chi phí thấp.
Do đó, kĩ thuật siêu âm chẩn đoán ung thư vú là phương pháp chọn lựa đầu tiên trong nhiều trường hợp: phụ nữ trẻ dưới 40 tuổi, có thai, đang cho con bú, sờ thấy có u ở vú….
Siêu âm tuyến vú có các nhược điểm:
- Kết quả siêu âm vú phụ thuộc nhiều vào trình độ, chuyên môn của các bác sĩ thực hiện.
- Khi siêu âm nhũ ở phụ nữ mãn kinh: sau khi mãn kinh, mô tuyến vú thường teo lại, lúc đó tuyến vú được thay thế bằng nhiều mô mỡ.
- Khi siêu âm nhũ ở phụ nữ béo phì hoặc thuộc tạng vú mỡ dễ nhầm lẫn thành u vú.
4. Quy trình siêu âm tuyến vú
Khi siêu âm vú 2D, bệnh nhân không cần phải chuẩn bị gì trước cả, chỉ cần thực hiện theo yêu cầu của bác sĩ.
- Bệnh nhân nằm ngửa, để lộ vùng cổ – ngực và hai hố nách, hai tay để lên ngang đầu.
- Một lớp gel sẽ được bôi lên vị trí cần siêu âm tuyến vú để đầu dò di chuyển dễ dàng, cung cấp môi trường cho sóng siêu âm hoạt động tốt trên vùng cần siêu âm, kiểm tra.
- Đặt đầu dò vuông góc với bề mặt da, phát tín hiệu siêu âm ở vùng ngực và hai hố nách.
- Ghi chép lại kết quả và kết thúc quá trình siêu âm vú.
- Sau khi siêu âm tuyến vú xong, bênh nhân được lau sạch lớp gel này, lúc này bệnh nhân có thể hoạt động bình thường ngay.
5. Đối tượng nào cần siêu âm tầm soát ung thư vú
Siêu âm tuyến vú là một phương pháp quan trọng trong việc tầm soát và phát hiện sớm ung thư vú, đặc biệt đối với những nhóm phụ nữ có nguy cơ cao. Việc xác định đúng đối tượng cần kiểm tra định kỳ giúp nâng cao hiệu quả phòng ngừa và điều trị bệnh lý nguy hiểm này.
- Nhóm phụ nữ đầu tiên cần lưu ý là những người có tiền sử gia đình hoặc bản thân từng mắc ung thư vú hoặc ung thư buồng trứng. Nếu trong gia đình có người thân trực hệ như mẹ, chị em gái từng bị ung thư vú hoặc ung thư buồng trứng, nguy cơ mắc bệnh của bạn sẽ tăng lên đáng kể. Ngoài ra, nếu bản thân từng xạ trị vùng ngực hoặc cổ, đặc biệt ở độ tuổi trẻ, nguy cơ tổn thương và phát triển ung thư cũng cao hơn. Những trường hợp này nên thực hiện siêu âm tuyến vú và kiểm tra sức khỏe định kỳ theo khuyến nghị của bác sĩ.
- Đặc biệt, nhóm phụ nữ có đột biến gen BRCA1 và BRCA2 cũng cần được chú ý. Những đột biến gen này đã được khoa học chứng minh là liên quan mật thiết đến nguy cơ mắc ung thư vú và buồng trứng. Nếu mẹ hoặc chị em gái của bạn đã được xác định mang đột biến này, việc kiểm tra thường xuyên là rất cần thiết để theo dõi sức khỏe và kịp thời phát hiện bất thường.
- Ngoài các yếu tố di truyền, lối sống cũng đóng vai trò quan trọng trong nguy cơ mắc ung thư vú. Phụ nữ có lối sống thụ động, ít vận động, hoặc bị béo phì thường có nguy cơ cao hơn do sự ảnh hưởng của chất béo và hormone estrogen trong cơ thể. Thói quen ăn uống không lành mạnh, tiêu thụ nhiều chất béo, thực phẩm chế biến sẵn, hoặc thường xuyên sử dụng rượu bia cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Vì vậy, những người trong nhóm này nên chú trọng kiểm tra sức khỏe định kỳ và duy trì lối sống lành mạnh.
- Bên cạnh đó, các yếu tố khác như chu kỳ kinh nguyệt sớm, mãn kinh muộn, hoặc sử dụng hormone thay thế trong thời gian dài cũng có thể làm tăng nguy cơ ung thư vú. Những phụ nữ thuộc nhóm này nên tham khảo ý kiến bác sĩ để xác định tần suất và phương pháp tầm soát phù hợp.
Tóm lại, việc siêu âm tầm soát ung thư vú không chỉ dành cho phụ nữ có nguy cơ cao mà còn là biện pháp phòng ngừa hiệu quả cho phụ nữ. Phát hiện sớm không chỉ giúp giảm thiểu các biến chứng mà còn tăng cơ hội điều trị thành công, cải thiện chất lượng cuộc sống. Phụ nữ nên chủ động kiểm tra sức khỏe định kỳ để bảo vệ bản thân và gia đình.
Đặt lịch siêu âm tuyến tuyến vú, quý khách vui lòng liên hệ:
PHÒNG SIÊU ÂM CHẨN ĐOÁN
- Địa chỉ: Shop 02 chung cư Mỹ Phú, 60/68 Lâm Văn Bền, Phường Tân Kiểng, Quận 7, TP HCM.
- Giờ hoạt động:
- Thứ Hai đến thứ Bảy: 16:30 – 20:00
- Chủ nhật: 07:30 – 11:30
- SĐT: 0907768037
- Email: info@drhoasieuam.com
- Website: drhoasieuam.com
- Fanpage: DR. HOA SIÊU ÂM
- Fanpage: PHÒNG SIÊU ÂM CHẨN ĐOÁN
Áp xe vú siêu âm có thấy không bác sĩ? Bác sĩ cho xin lịch làm việc ạ, cảm ơn!
Áp xe vú siêu âm sẽ thấy hình ảnh khối giảm âm đến có hồi âm bờ không đều, bên trong có dịch và cặn lắng, tăng cường âm phía sau. Viêm vú: vùng giảm âm giới hạn không rõ ạ.
Lịch làm việc của Phòng siêu âm chẩn đoán:
Thứ 2 – thứ 7; 16:30 – 20:00
Chủ nhật; 07:30 – 11:30
Cảm ơn bạn đã quan tâm, chúc bạn một ngày tốt lành!