Siêu âm thai là một phương pháp chẩn đoán bằng hình ảnh y khoa sử dụng sóng siêu âm để tái tạo hình ảnh của thai nhi trong tử cung của mẹ bầu. Qua quá trình này, bác sĩ có thể kiểm tra sự phát triển của thai nhi, đo kích thước và sức khỏe tổng thể của bào thai. Siêu âm thai nhi cũng giúp phát hiện các vấn đề tiềm ẩn hoặc vấn đề sức khỏe của thai nhi sớm, hỗ trợ quá trình chăm sóc và theo dõi thai kỳ. Cùng Dr. Hoa siêu âm tìm hiểu thêm nhé.
1. Siêu âm thai là gì?
Siêu âm thai là những bước không thể thiếu trong suốt quá trình mang thai của mẹ bầu. Siêu âm thai nhi là một kỹ thuật y khoa sử dụng sóng siêu âm để tái tạo hình ảnh thai nhi trong bụng mẹ. Quá trình này giúp xác định sự phát triển của thai như: kích thước, giới tính và kiểm tra sức khỏe tổng thể của thai nhi. Siêu âm thai cũng được sử dụng để phát hiện các vấn đề sức khỏe và tiềm ẩn, hỗ trợ trong quá trình chăm sóc và theo dõi thai kỳ, đảm bảo một thai kỳ an toàn và khỏe mạnh.
2. Siêu âm thai có những loại hình nào?
Cho tới lúc này, siêu âm thai có các hình thức sau:
Siêu âm qua ngã bụng
Phương pháp siêu âm qua thành bụng được thực hiện bằng cách di chuyển đầu dò qua bụng của mẹ bầu. Với những mẹ bầu có thành bụng dày hay phôi thai còn quá nhỏ thì việc siêu âm thai nhi qua ngã bụng sẽ khó khảo sát tình trạng thai nhi. Bấy giờ, bác sĩ có thể chuyển qua siêu âm qua ngã âm đạo (hay còn gọi là siêu âm đầu dò).
Siêu âm qua đầu dò âm đạo
Với kỹ thuật siêu âm thai này, một thiết bị dạng đũa gọi là đầu dò siêu âm kích thước nhỏ sẽ được đưa vào trong âm đạo của mẹ bầu để phát ra sóng siêu âm và thu thập các phản xạ. Từ đó cho ra những chẩn đoán, giúp theo dõi sự phát triển của thai, xác định giới tính, đo kích thước và kiểm tra sức khỏe tổng thể của thai nhi. Siêu âm qua đầu dò âm đạo được sử dụng thường xuyên trong thời kỳ đầu mang thai.
Siêu âm Doppler trong sản khoa
Siêu âm Doppler màu để đo những thay đổi nhỏ trên mạch máu giúp phát hiện bất thường như, thai chậm phát triển, tiền sản giật, nhau cài răng lược… Cũng như các tổn thương khác mà siêu âm Doppler màu quan sát được tình trạng động mạch tử cung, động mạch não giữa, ống tĩnh mạch… Ngoài ra còn có thể cung cấp chi tiết về lưu lượng máu của thai nhi.
Siêu âm 4D
Siêu âm sử dụng đầu dò 4D để tái tạo hình ảnh 3 chiều của thai nhi, chuyển động theo thời gian thực là kĩ thuật siêu âm 4D. Ngoài ra, siêu âm 4D để khảo sát hình thái và dị tật thai nhi.
Xem thêm: Siêu Âm 4D Là Gì? Thời Điểm Nào Thích Hợp Để Siêu Âm 4D
Siêu âm tim thai
Siêu âm tim thai được thực hiện khi bác sĩ nghi ngờ thai có biểu hiện dị tật tim bẩm sinh. Kỹ thuật này nhằm khảo sát hình thái, cấu trúc, hoạt động của tim thai qua đó giúp cho việc phát hiện các bất thường bẩm sinh về tim thai để có hướng xử trí.
3. Các mốc siêu âm thai nhi quan trọng.
Siêu âm thai nhi có thể thực hiện ở bất kỳ thời điểm nào trong thai kỳ. Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ có thể chỉ định thời điểm và số lần siêu âm cho mỗi mẹ bầu khác nhau. Tuy nhiên, có 3 thời điểm siêu âm thai quan trọng trong thai kỳ mà các mẹ bầu nên biết:
Từ tuần thứ 11-12
Giai đoạn này là thích hợp nhất để đo độ mờ da gáy giúp chẩn đoán một số bất thường về nhiễm sắc thể như (bệnh Down, thoát vị cơ hoành, dị dạng tim, chi…). Khảo sát sớm các cấu trúc giải phẫu như tay, chân, thành bụng, tim, hộp sọ, bánh nhau… để phát hiện các bất thường lớn của thai nhi.
Từ tuần thứ 18-22
Thai nhi 18 – 22 tuần là khoảng thời gian tốt nhất để đánh giá các bất thường về cấu trúc của thai nhi. Khảo sát hình thái và cấu trúc của hộp sọ, não bộ, khuôn mặt, hệ tiêu hóa như ruột, gan, hệ hô hấp như phổi, cơ hoành, hệ tuần hoàn như tim mạch, hệ tiết niệu như thận, bàng quang, hệ xương và các chi… Siêu âm thai ở giai đoạn này nhằm quan sát bánh nhau, dây rốn và nước ối. Đo chiều dài cổ tử cung để đánh giá nguy cơ sanh non.
Đánh giá tình trạng phát triển của thai nhi bằng cách đo đường kính lưỡng đỉnh, vòng đầu, vòng bụng, chiều dài xương đùi, … để đánh giá xem thai nhi phát triển có tương xứng với tuổi thai không.
Từ tuần thứ 30-32
Siêu âm thai nhi ở giai đoạn này là lần siêu âm rất quan trọng, mẹ bầu nên đi siêu âm. Lúc này một số vấn đề về hình thái xảy ra muộn như bất thường ở tim, động mạch, và cấu trúc não có thể được phát hiện. Trong lần siêu âm thai này cũng giúp nhận biết tình trạng phát triển chậm trong tử cung, thường là nguyên nhân gây suy thai và ngạt sau sanh.
Siêu âm thai trong giai đoạn này là thời điểm quan trọng để đánh giá sự tăng trưởng của thai nhi:
Cân nặng thai nhi được thể hiện theo đường bách phân vị.
- Đường bách phân vị từ 10 đến 90 là thai cân nặng bình thường
- Đường bách phân vị dưới 10 là thai nhỏ
- Đường bách phân vị trên 90 là thai lớn
4. Trước khi siêu âm bầu thai có cần chuẩn bị gì không!
Trước khi đi siêu âm bầu, mẹ bầu ăn uống bình thường (lưu ý không nên uống rượu, bia, chất kích thích, nước ngọt có ga…). Mặc trang phục rộng rãi, thoáng mát để quá trình siêu âm được thuận lợi.
Đa phần, trước khi siêu âm thai, các mẹ bầu cần đi tiểu hết để bàng quang khỏi chèn vào tử cung, chỉ có thời điểm siêu âm thai nhi trước tuần thứ 10, mẹ bầu cần uống nhiều nước, nhịn tiểu để bàng quang chứa đầy nước giúp hình ảnh siêu âm được rõ hơn.
Siêu âm không gây đau, không xâm lấn nên mẹ bầu có thể yên tâm.
5. Siêu âm bầu nhiều có ảnh hưởng gì đến thai nhi không?
Hiện nay, chưa có bất kỳ nghiên cứu khoa học nào chứng minh rằng siêu âm thai có thể gây hại cho mẹ bầu và thai nhi. Bản chất của siêu âm là sử dụng sóng âm ở tần số cao, vượt ngưỡng nghe của con người, để tạo ra hình ảnh chi tiết về thai nhi và các cấu trúc xung quanh trong tử cung. Khác với tia X hay các phương pháp chẩn đoán hình ảnh khác sử dụng bức xạ, sóng siêu âm không gây bức xạ, không ảnh hưởng đến thính giác hay sự phát triển của thai nhi.
Siêu âm thai được xem là kỹ thuật an toàn và hiệu quả, đóng vai trò quan trọng trong việc theo dõi sự phát triển của thai nhi và sức khỏe của mẹ bầu. Nhờ siêu âm, bác sĩ có thể đánh giá được tuổi thai, tình trạng phát triển của thai nhi, lượng nước ối, vị trí nhau thai, cũng như phát hiện sớm các dị tật hoặc biến chứng trong thai kỳ. Điều này giúp mẹ bầu và bác sĩ có kế hoạch chăm sóc phù hợp, đảm bảo thai kỳ an toàn và khỏe mạnh.
Tuy nhiên, việc siêu âm thai cần thực hiện theo chỉ định của bác sĩ, đảm bảo tần suất hợp lý. Thông thường, mẹ bầu chỉ cần siêu âm thai ở những mốc quan trọng như tuần 12, tuần 22, và tuần 32 để đánh giá các cột mốc phát triển quan trọng của thai nhi. Việc siêu âm thai không cần thiết quá nhiều lần nếu không có chỉ định y khoa đặc biệt.
Tóm lại, siêu âm thai là một phương pháp an toàn, không gây hại cho mẹ và bé, đồng thời mang lại nhiều lợi ích trong việc theo dõi và chăm sóc thai kỳ. Mẹ bầu có thể hoàn toàn yên tâm thực hiện siêu âm theo hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi.
6. Siêu âm thai thực hiện trong bao lâu?
Thông thường, siêu âm thai diễn ra trong khoảng 20-30 phút. Đây là khoảng thời gian đủ để bác sĩ đánh giá các thông tin cơ bản về tình trạng thai nhi, như sự phát triển, nhịp tim, vị trí và các chỉ số sức khỏe khác.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt, thời gian siêu âm có thể kéo dài hơn. Ví dụ, nếu thai nhi nằm ở tư thế khó quan sát hoặc cử động quá nhiều, bác sĩ có thể mất thêm thời gian để chụp được hình ảnh rõ ràng. Bên cạnh đó, đối với mẹ bầu có lớp mô thành bụng dày, sóng siêu âm có thể bị cản trở, gây khó khăn trong việc thu thập thông tin và hình ảnh. Trong những trường hợp này, bác sĩ có thể đề nghị mẹ bầu nghỉ ngơi hoặc hẹn siêu âm lại vào lần sau để đảm bảo kết quả chính xác.
Mặc dù thời gian siêu âm thai có thể thay đổi tùy vào tình trạng cụ thể, mẹ bầu không cần lo lắng, vì đây là kỹ thuật an toàn và không gây hại cho thai nhi. Điều quan trọng là thực hiện siêu âm thai theo đúng lịch trình bác sĩ chỉ định, để theo dõi tốt nhất sức khỏe của mẹ và bé.
Đặt lịch siêu âm thai, quý khách vui lòng liên hệ:
PHÒNG SIÊU ÂM CHẨN ĐOÁN
- Địa chỉ: Shop 02 chung cư Mỹ Phú, 60/68 Lâm Văn Bền, Phường Tân Kiểng, Quận 7, TP HCM.
- Giờ hoạt động:
- Thứ Hai đến thứ Bảy: 16:30 – 20:00
- Chủ nhật: 07:30 – 11:30
- SĐT: 0907768037
- Email: info@drhoasieuam.com
- Website: www.drhoasieuam.com
- Fanpage: DR. HOA SIÊU ÂM
- Fanpage: PHÒNG SIÊU ÂM CHẨN ĐOÁN
Cảm ơn đã chia sẻ bài viết hay!
Cảm ơn quý khách đã phản hồi tích cực ạ, chúng tôi sẽ cố gắng để cho ra những bài viết hữu ích hơn về lĩnh vực siêu âm thai ạ!